Bài tuyên truyền của Trạm Y tế xã Hồng Thái
BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm đối với tất cả mọi người. Đây là một bệnh truyền nhiễm từ động vật mắc bệnh lây sang cho con người bằng các vết cắn, vết xước… và một thời gian ngắn sau con người sẽ lâm vào trạng thái mắc bệnh, lên cơn dại, rất nguy hiểm có thể tử vong 100% nếu không chữa trị kịp thời. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương. Thông báo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có 1 ca tử vong vì bệnh dại tại huyện Đông Hưng, với nguồn truyền bệnh chính là chó mang mầm bệnh. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8.
* Nguyên nhân gây bệnh dại.
- Nguyên nhân của bệnh là do các loài động vật nhiễm virus dại như chó, mèo…. rồi truyền nhiễm cho con người qua các vết cắn, vết xước…, và đây cũng chính là nguyên nhân chính có tỷ lệ phần trăm lây nhiễm cho con người cao nhất.
* Những dấu hiệu nhận biết.
- Bệnh có rất nhiều biểu hiện, thời gian phát bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh Trung ương (đầu, mặt, cổ), vết thương càng nặng thì thời gian phát bệnh càng ngắn. (Có một số trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh đến 1 năm sau mới phát bệnh) trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy lên đồng thời kèm theo một số dấu hiệu như: Bồn chồn, nóng nảy, cáu giận la hét vô cớ, không kiềm chế được bản thân, có những hành động dữ dằn, bất bình thường. Sau đó người bệnh lên cơn co giật, co cứng toàn thân, sợ nước, sợ ánh sáng, co thắt hệ hô hấp, liệt 1 hoặc 2 chi dưới sau đó lan dần lên trên dẫn đến khó thở (do liệt cơ hô hấp) thời gian phát bệnh đến lúc tử vong khoảng từ 4 đến 10 ngày.
* Cách xử trí khi bị động vật cắn
Khi bị động vật cắn kể cả đã tiêm phòng dại cũng nên xử lý ngay.
- Rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút dưới vòi nước sạch với nước xà phòng, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương.
- Tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn.
- Theo dõi con vật, nếu sau 15 ngày con vật vẫn bình thường thì không phải bệnh dại
* Phòng chống bệnh dại:
+ Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, để người dân chủ động phòng chống bệnh cho bản thân và cộng đồng thực hiện các biện pháp quản lý và Tiêm phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y, ký cam kết thực hiện 5 không:
- Không nuôi chó mèo không tiêm phòng dại.
- không nuôi chó mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương.
- không nuôi chó thả rông.
- không để chó cắn người.
- không để chó mèo gây ô nhiễm môi trường.
+ Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao (động vật cắn, cào) hoặc nghi mắc bệnh dại thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc-xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Trạm y tế xã Hồng Thái